Giới thiệu nghệ nhân

Nguyễn Văn Thành là người lãnh đạo, có đức, có tài, vừa là nghệ nhân có tay nghề điêu luyện, xuất sắc trong làng nghề và được xem là kỳ nhân của làng nghề biết nặn Tòhe từ nhỏ. Ngày 27/10/2011 tham dự Hội thi nặn Tòhe tại lễ hội vinh danh Làng nghề Huyện Phú Xuyên lần thứ nhất là 1 trong 3 người đoạt giải đặc biệt cao nhất của hội thi. Tác phẩm đoạt giải: nặn vua Lý Thái Tổ và Chim Phượng Hoàng đậu trên đài sen trong khoảng thời gia 30 phút.

Tò He: Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Phát Triển Đồ Chơi Truyền Thống Tò He Thôn Xuân La

Tò He: Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Phát Triển Đồ Chơi Truyền Thống Tò He Thôn Xuân La
Tò He: Hội Thảo Khoa Học Giải Pháp Phát Triển Đồ Chơi Truyền Thống Tò He Thôn Xuân La
Nghệ Nhân Tò He đt: 0985 092 677 - 0382 490 416 Nguyễn Văn Thành có tay nghề xuất sắc trong làng Nghề được bầu làm Chủ Nhiệm Làng Nghề Truyền thống Tò He Duy Nhất Việt Nam.

Tham gia "Hội Thảo Khoa Học - Thực Tiễn Đồ Chơi Truyền Thống Hà Nội Những Bước Đi Sau Nghìn Năm Thăng Long". Tò He vinh dự và tụ hào Nghệ Nhân Nguyễn Văn Thành- Chủ Nhiệm làng nghề truyền thống nặn Tò He duy nhất Việt nam, là Nghệ Nhân đầu tiên phối hợp với Liên Hiệp Các Hội Khoa Học & kỹ Thuật Việt nam- Trung Tâm Nghiên Cứu Hỗ Trợ Trẻ Em tổ chức Hội Thảo Khoa Học - Thực Tiễn Đồ chơi Truyền Thống Hà Nội Những Bước Đi Sau Nghìn Năm Thăng Long .Nguyễn Văn Thành Phát Biểu Bài Tham Luận " Giải Pháp Phát Triển Đồ Chơi Truyền Thống Tò He Xuân La" NỘI DUNG TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU:

Làng nghề truyền thống Tò He Thôn Xuân la Xã Phượng Dực Huyện Phú Xuyên Thành Phố Hà Nội có từ rất lâu đời, đó là những thành quả lao động sáng tạo không ngừng của các thế hệ Cha, Ông, được tích lũy trong quá trình lịch sử hàng 3,4 trăm năm trở về trước, người dân xuân La đã lưu giữ kế thừa và phát triển giá trị Di Sản Văn Hóa truyền thống độc đáo mang đậm đà bản sắc Văn Hóa Dân Tộc.

Mặc dù Tò He trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm có lúc tưởng trừng như bị mai một song dưới ánh sáng của Nghị Quyết TW V khóa VIII ra đời và được thực hiện phát triển nền Văn Hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc Văn Hóa Dân Tộc, kho tàng Văn Hóa Việt Nam Dân Gian, Nghề Dân Gian truyền thống được sưu tầm, nghiên cứu trân trọng và bảo tồn, trong đó nghề nặn Tò he truyền thống ở Làng Xuân La một nghề độc đáo có một không hai được trân trọng, quan tâm, được ngành văn Hóa Hội Văn Nghề Dân Gian Việt Nam đánh giá vào loại độc đáo đã đưa vào sách nghề Dân gian.

Có thể nói rằng, Tò He hôm nay là niềm tự hào của Hà Nội- Việt nam, gợi nhớ chốn Quê: " Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ ba chim cò", chim cò ở đây chính là gốc của Tò He.
Nghề nặn Tò He nghiễm nhiên trở thành độc đáo, hấp dẫn thu hút sự quan tâm của khách trong và ngoài Nước, những con Tò He Xuân la trở thành một thứ đồ chơi hấp dẫn đặc biệt là Trẻ thơ rất yêu thích.

Được sự quan tâm của các cấp, các nghành, Tò He đã được vang xa không chỉ ở trong Nước mà còn vang xa hơn đến nhiều nước trên Thế Giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và gần đây Nghệ Nhân Nguyễn Văn Thành Tham gia chương trình " Giao Lưu Nhân Dân các Nước ASEAN địa điểm Tại Thái Lan và sang Trung Quốc...
sau Hội Thảo Khoa Học bàn về " Thực trạng và giải pháp phát huy giá trị nghề sản xuất đồ chơi truyền thống của Hà Nội hướng tới kỉ niệm 1000 năm Thăng Long" Được tổ chức tại Làng

Tò He Xuân la thì đến nay Tò He đã có bước phát triển rõ rệt về cả quy mô lẫn hình thức, được các tổ chức và công chúng quan tâm, Trẻ Em và du khách hiểu rõ hơn về giá trị đồ chơi tuyền thống nên chơi Tò He ngày một nhiều hơn..
Một số giải pháp phát triển đồ chơi truyền thống Tò He Xuân la:

- Các cơ quan chức năng tạo điều kiện cấp phép cho các Nghệ Nhân đi hành nghề.

- Cần có chính sách bảo tồn Văn Hóa đồ chơi, làng nghề sản xuất đồ chơi truyền thống.

- Nhà Nước nên có một cơ quan chuyên nghành quản về lĩnh vực đồ chơi truyền thống, nghiên cứu chuyên đề khoa học về sản phẩm.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông Quốc Gia tại các trường học, khu dân cư, phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình quảng bá sâu rộng, để nâng cao nhận thức và sử dụng đồ chơi truyền thống .

- Đưa đồ chơi Dân Gian truyền thống vào học đường, đặc biệt là các trường Mầm Non để tuyên truyền giới thiệu cho các Em học làm đồ chơi truyền thống, rèn luyện phát triển trí thông minh, tư duy trừu tượng cho trẻ...

- Tạo môi trường để cho Trẻ Em Việt Nam và Quốc Tế được chơi nhiều hơn về đồ chơi truyền thống, thường xuyên thay đổi đa dạng mẫu mã, phù hợp với nhiều lứa tuổi.

- Tăng cường mối quan hệ giữa làng Nghề với cơ quan chức năng, các nhà Khoa học, các nhà tài trợ, nghành Văn Hóa du lịch để giới thiệu quảng bá sản phẩm,tuyên truyền giới thiệu tại các Lễ Hội Văn Hóa trong cả Nước, các tụ điểm vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh..

- Các tổ chức nên tạo địa điểm để các Nghệ Nhân có nơi trình diễn nghệ thuật, giới thiệu quảng bá về sản phẩm đem lại hai giá trị cho trẻ Em và du khách: Giá Trị vật chất - giá trị tinh thần. Trẻ Em và du khách sẽ được mua sản phẩm trực tiếp từ tay Nghệ Nhân đáp ứng theo yêu cầu và được chiêm ngưỡng, thưởng thức trực tiếp quá trình tạo ra sản phẩm của Nghệ Nhân.

- Các nhà Khoa Học nghiên cứu chất liệu bột để sản phẩm giữ được lâu, bền, đẹp.

- Làng Nghề cần có các tổ chức  đại diện như Hội, Hiệp Hội, Hội Làng nghề, Hội Khuyến Công... để đại diện cho Làng Nghề tìm đối tác phản ánh lên cơ quan chức năng.

- Mở lớp dạy nghề thi tay nghề thường xuyên để lưu giữ và phát triển nghề.

- Xây dựng điểm du lịch Làng Nghề , đây là loại hình du lịch Văn Hóa tổng hợp phục vụ du khách thăm quan, thẩm nhận các giá trị Văn Hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của Làng Nghề truyền thống.
 - Cần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch, bào về môi trường và môi trường du lịch Làng Nghề.

- Xây dựng Nhà truyền thống để trưng bày sản phẩm.

-  Xây dựng trung tâm điều hành  hướng dẫn viên du lịch.

- Thường xuyên đạo tạo tay nghề và trình độ ngoại ngữ cho các Nghệ Nhân.

- UBND Thành Phố nên quy hoạch các Làng Nghề nằm trong quy hoạch xây dựng nông Thôn mới để các Làng Nghề được quan tâm đầu tư nhiều hơn.

* Trên đây là một số tham luận về giải pháp phát triển đồ chơi truyền thống Tò He Xuân la. Tôi hy  vọng Hội Thảo hôm nay sẽ là dịp chia sẻ kinh nghiệm từ các  Nghệ Nhân để thêm cơ sở xây dựng các giải pháp về bảo tồn đồ chơi truyền thống sau 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Hy vọng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, những sáng kiến đề xuất của các Nghệ Nhân, các nhà Khoa Học, các tổ chức quan tâmđược phản ánh lên các cấp liên quan của  Thành Phố và Chính Phủ để có các chính sách phù hợp, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Văn Hóa của các Làng Nghề sản xuất đồ chơi dân gian trong đầu tư phát triển làng nghề .

Nghệ Nhân; Nguyễn Văn Thành